HÀNH TRÌNH CỦA HÀN QUỐC Ở WORLD CUP 2002 CHIẾN CÔNG VĨ ĐẠI HAY VẾT NHƠ LỊCH SỬ
World Cup 2002 đáng ra phải được nhớ đến là giải đấu tỏa sáng rực rỡ của Ronaldinho, Rivaldo và Ronaldo “béo”. Tuy nhiên, luật bàn thắng vàng, công tác trọng tài và thành tích của chủ nhà Hàn Quốc đã khiến đây là 1 trong những giải đấu gây tranh cãi nhất mọi thời đại. Vậy hành trình năm đó của Hàn Quốc đã diễn ra như thế nào và vì sao lại có những tranh cãi, cùng trực tiếp tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Thực vậy, World Cup 2002 nên được nhớ đến là giải đấu của những đội bị đánh giá yếu thế. Thổ Nhĩ Kì thì tiến vào đến tận bán kết trước khi thua Brazil chỉ với 1 bàn thua duy nhất. Đây cũng sàn diễn của những cá nhân kiệt xuất, tam tấu 3R của Selecao đã nhảy múa xuyên qua các hàng thủ với sự tài hoa đến không tưởng. Ánh sáng còn đến từ các ngôi sao của tuyển Đức khi Michael Ballack tấn công 1 cách mạnh mẽ và đầy đắm say còn Olivier Kahn thì sừng sững trong khung gỗ với tư cách của 1 thủ môn có phong cách độc nhất vô nhị.
Dẫu vậy, tất cả mọi thứ đều đã bị lu mờ bởi những cuộc tranh cãi lớn nhất của giải đấu trong đó tồi tệ nhất có chuyện chính trị của FIFA, của luật bàn thắng vàng truc tiep bong da và những trọng tài nóng nảy.
Quyết định gây tranh cãi đầu tiên thực ra đã có từ 6 năm trước đó khi Hàn Quốc và Nhật Bản được chọn là đồng chủ nhà của World Cup 2002. Quyết định được đưa ra vào mùa hè năm 1996 và tranh cãi chủ yếu đến từ tiềm lực tài chính, đó là lần đầu tiên 2 quốc gia cùng tổ chức 1 kì World Cup, ngoài việc có văn hóa riêng thì không nước nào trong số họ đủ tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng để độc lập đăng cai. Vì vậy, để lần đầu tiên đưa World Cup đến Châu Á thì FIFA đã bị cáo buộc là đưa vào những vấn đề liên quan đến chính trị vào để quyết định này được thông qua. Tuy nhiên, đó chỉ là những lời phàn nàn đến từ Châu Âu còn FIFA đã không hề sai khi đưa bóng đá đỉnh cao của thế giới đến với mọi ngóc ngách của quả địa cầu.
Ngựa ô của Châu Á năm đó không chỉ có Thổ Nhĩ Kì. Hàn Quốc với bộ sậu đầy chất lượng mà đứng đầu là huấn luyện viên người Hà Lan Guus Hiddink cùng dàn trợ lí tài năng đã quá hiểu những cầu thủ bản địa như trợ lí Park Hang Seo, Hàn Quốc thậm chí còn đã tiến xa hơn cả đối tác đồng chủ nhà của mình.
Những chiến binh thái cực. Biệt danh của đội tuyển xứ sở Kim chi đã tạo nên 1 cơn bão cuồng nhiệt ở World Cup. Thực ra, phép ẩn dụ về bão tố rất phổ biến ở giải đấu năm đó vì năm đó, World Cup được diễn ra vào thời điểm có gió mùa, nhưng bên cạnh sự miêu tả của những chiến thắng, của những pha ăn mừng và những màn cổ động đậm nét văn hóa thì hình ảnh cơn bão cùng được dùng để ẩn dụ cho hằng hà xa số những chỉ trích hướng về nước chủ nhà Hàn Quốc.
Vòng bảng diễn ra với tương đối ít những sự cố liên quan đến Hàn Quốc, công bằng mà nói thì họ giành chiến thắng thuyết phục trước những Bồ Đào Nha và Ba Lan cũng như hòa 1-1 với tuyển Mỹ.
Bồ Đào Nha đúng là đã bị đuổi đến 2 người khi gặp Hàn Quốc nhưng Joao Pinto xứng đáng nhận thẻ đỏ trực tiếp từ pha vòng bóng nguy hiểm từ phía sau với cầu thủ đối phương còn Beto nhận thẻ vàng thứ 2 sau 1 pha quét trụ cũng nguy hiểm không kém. Với lợi thế hơn người và đấu pháp hợp lí thì sự thật thì đội chủ nhà đã đường hoàng giành chiến thắng trực tiếp tối thiểu và đi tiếp với ngôi đầu bảng.
Nhưng mọi chuyện bắt đầu căng đến mức nhức nhối và gây phẫn nộ khi Hàn Quốc bước vào vòng loại trực tiếp, tính công bằng khi đó đã thực sự bị đặt lên bàn tố tụng ở vòng 16 đội khi Hàn Quốc giáp mặt đối thủ cực mạnh là tuyển Ý. Khi mà ai cũng dự đoán họ sẽ dừng bước thì các chiến binh thái cực lại giành chiến thắng 2-1 sau khi tiền đạo Ahn Jung Hwan đánh đầu ghi bàn thắng vàng vào lưới Buffon chỉ 3 phút trước khi bước vào loạt luân lưu.
Bối cảnh lúc đó là Ý đang là 1 trong những ứng viên lớn nhất cho chức vô địch, là giải ngân hà của 1 dàn tài năng kiệt xuất với những Maldini, Cannavaro, Totti, Nesta,… Ấy thế mà dàn tinh binh ở đẳng cấp thế giới lúc đó lại phải dừng bước trong sự uất nghẹn. Trên thực tế thì huấn luyện viên Guus Hiddink đã sử dụng sơ đồ 3-4-3 thiên về tấn công và sức ép của chủ nhà cũng đã gây ra những khó khăn nhất định với tuyển Ý. Dẫu vậy thì Hàn Quốc vẫn chỉ là 1 đội bóng trung bình khá nếu so với đội bóng thiên thanh.
Để rồi khi Hàn Quốc loại Tây Ban Nha ở tứ kết thì sự phẫn nộ từ người hâm mộ đã nâng lên ít nhất 10 lần khi trọng tài đã không công nhận 2 bàn thắng đẹp mắt và hợp lệ. Thống kê sau trận đã chỉ ra rằng Tây Ban Nha đã phải chịu 22 cú vào bóng ác ý của đội chủ nhà nhưng chỉ có duy nhất 1 cầu thủ của Hàn Quốc bị nhận thẻ vàng trong khi đội khách lại nhận 2 thẻ vàng vì lỗi phàn nàn. Ức chế với sự thô bạo của đội bạn cùng loạt còi méo của trọng tài đã khiến cho La Roja để thua 3-5 trên chấm luân lưu truc tiep bong da và rời World Cup.
Thời điểm đó, nếu Hàn Quốc mà quật ngã cả Đức thì không ngạc nhiên nếu các khán đài nổ ra những vụ bạo loạn, thay vào đó, người Hàn đã bị hạ gục bởi bàn thắng duy nhất của Michael Ballack khiến cho hành trình đầy hư ảo của đội chủ nhà phải dừng lại.